Hiệp định Sima Trung-Pháp Bộ đội Phú Đài

Tại các vùng đóng quân tạm thời của Quố quân Quảng Tây, dòng người tị nạn ngày càng đông, nhập chung với tàn quân Quốc quân, làm gia tăng thêm tình trạng hỗ loạn, thiếu lương thực. Trong khi đó, lực lượng Kiến quốc quân người Việt của Vũ Hồng Khanh liên tục bị Việt Minh tập kích đánh tan. Vì vậy, các chỉ huy Quốc dân đảng phải tìm cách thương lượng với quân Pháp để tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề cho những đơn vị tàn quân và dòng người tị nạn Trung Hoa.

Trong số binh lính bị quản thúc tại Việt Nam, Tư lệnh Binh đoàn 1 Hoàng Kiệt có cấp bậc cao nhất, vì vậy, ông được xem là Chỉ huy trưởng các đơn vị Quốc quân đang được quản thúc tại Việt Nam. Hoàng Kiệt đã chỉ định Tham mưu trưởng Hà Trúc Bản làm đại diện, cùng với Trưởng ban ngoại vụ Mao Khởi Canh đến Trì Mã (Sima) để bàn định với Tham mưu trưởng lực lượng biên phòng Pháp tại Lạng Sơn, Trung tá Auridl về việc cho phép các đơn vị Quốc quân tiến vào Việt Nam để chuyển đến Đài Loan.[3] Thỏa thuận được ký ngày 12 tháng 12 [4], có hiệu lực vào ngày 13 tháng 12. Thỏa thuận này về sau được gọi là Hiệp định Sima Trung-Pháp. Nội dung của nó gồm:

  1. Cho phép các đơn vị Quốc quân di chuyển đến Hải Phòng để chuyển đến Đài Loan
  2. Số vũ khí được giao cho Pháp niêm phong và sẽ trao trả lại cho chính phủ Trung Hoa Dân quốc thông qua đàm phán.
  3. Lực lượng bảo vệ tuyến đường sẽ do quân Pháp đảm nhận, quân nhu do phía Pháp cung cấp.
  4. Việc thực hiện sẽ bắt đầu vào ngày 13, với từng nhóm 500 người. Phụ nữ và trẻ em sẽ được ưu tiên trong các nhóm đầu tiên.

Tuy nhiên, ngay lập tức, Thủ tướng Chu Ân Lai của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã ra một tuyên bố ngoại giao gây áp lực, cáo buộc người Pháp dung túng cho tan quân Quốc quân vào Việt Nam. Do đó, Pháp đã xé bỏ hiệp định và cấm các đơn vị của Hoàng Kiệt di chuyển. Sau khi tước vũ khí, Pháp đã giam lỏng các đơn vị Hoàng Kiệt tại các trại tập trung Mông Dương [5] và Lime Franc [6]. Trên thực tế, đây chỉ là các vùng đất hoang, các lán trại sinh hoạt cũng do phía Quốc dân đảng tự xây dựng nên.